Lịch sử Cầu cơ

Vương Trùng Dương, người đã sáng lập Toàn Chân đạo, và Toàn Chân thất tử.

Trung Quốc

Xem thêm thông tin: Cơ bút

Một trong những đề cập đầu tiên đến phương pháp cơ bút (zh:扶乩 là một kiểu cầu cơ bằng cách viết chữ) được sử dụng đã được tìm thấy ở Trung Quốc vào khoảng năm 1100 trước Công nguyên và lần đầu tiên được ghi trong các tài liệu lịch sử của nhà Tống. Toàn Chân đạo đã sử dụng cơ bút như là một phương tiện để liên lạc với những người đã chết hoặc thế giới tâm linh được thực hiện theo một nghi lễ đặc biệt có sự giám sát, cho đến khi nó bị cấm bởi nhà Thanh.[8] Một số kinh sách của Đạo giáo được cho là tác phẩm của cơ bút. Phương pháp cầu cơ tương tự cũng đã được áp dụng rộng rãi tại Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp, La MãChâu Âu vào thời Trung cổ.[9]

Việt Nam

Chịu ảnh hưởng cả hai nền văn hóa Trung Quốc và Phương Tây, Việt Nam là quốc gia phát triển hình thức cầu cơ để hình thành một tôn giáo: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hay còn được biết đến với tên gọi đạo Cao Đài. Hình thành từ phong trào cơ bút chịu ảnh hưởng của Minh Sư đạoThông linh học của phương Tây, các tín đồ Cao Đài cho rằng hệ thống tổ chức đạo, cấp bậc giáo phẩm, kinh sách của họ là được giáng truyền bởi Thượng đế thông qua hình thức cơ bút. Dù hình thức cầu cơ được xem là mê tín và gần như bất hợp pháp, nhưng tôn giáo Cao Đài lại có số tín đồ lớn thứ 3 tại Việt Nam[cần dẫn nguồn] và được công nhận tổ chức giáo hội hợp pháp bởi nhà nước Việt Nam.

Trò chơi

Trong suốt những năm cuối thế kỷ 19, bàn cầu cơ đã được bán rộng rãi như là một món hàng mới lạ. Hai thương gia Elijah Bond và Charles Kennard đã có ý tưởng phát minh ra một bàn cầu cơ in sẵn các ký tự để bán. Họ đã đăng ký phát minh này vào ngày 28 tháng 5 năm 1890, và bằng sáng chế Hoa Kỳ số 446054 được cấp vào ngày 10 tháng 2 năm 1891. Bond là 1 luật sư và cũng là một nhà phát minh cho nhiều thiết bị khác. William Fuld, một nhân viên của Kennard, đã lấy công nghệ sản xuất và năm 1901 Fuld bắt đầu sản xuất các bàn cầu cơ mang tên "Ouija".[10] Kennard giải thích rằng ông đã có được từ "Ouija" khi sử dụng bàn cầu cơ và đó là 1 từ Ai Cập cổ đại có nghĩa là "chúc may mắn". Trong khi Fuld vẫn tiếp tục sản xuất các bàn cầu cơ, ông phổ biến từ "Ouija" với một cách giải thích được chấp nhận rộng rãi hơn, đó là sự kết hợp giữa từ "có" (vâng,phải) của tiếng Pháp và tiếng Đức.[11] Tên Fuld đã được gắn chung với bàn Ouija, và Fuld đã tái tạo lịch sử bằng cách giải thích chính ông mới là người đã phát minh ra bàn cầu cơ. Fuld sở hữu nhiều công ty dưới tên "Ouija" cho đến khi ông mất vào năm 1927. Năm 1966, tài sản của Fuld đã được chuyển nhượng cho công ty Parker Brothers tiếp tục nắm giữ các nhãn hiệu và bằng sáng chế. Ngày nay, có khoảng 10 nhãn hiệu của bàn cầu cơ được bán với các tên gọi khác nhau.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cầu cơ http://paranormal.about.com/library/weekly/aa11270... http://www.alarmpress.com/1459/music-news/the-bedl... http://www.coasttocoastam.com/shows/2007/07/25.htm... http://books.google.com/books?hl=en&lr=&id=Gr4snwg... http://books.google.com/books?id=l0N_sedAATAC&pg=P... http://books.google.com/books?id=mWrFC3gax3UC&prin... http://books.google.com/books?id=oLcqlypMCe8C&pg=P... http://www.google.com/patents/about?id=0aU_AAAAEBA... http://www.google.com/patents/about?id=2CdgAAAAEBA... http://www.google.com/patents/about?id=8GM_AAAAEBA...